Bối cảnh quân sự, chính trị Chiến_dịch_Budapest

Quân sự

Cuối năm 1944 đầu năm 1945, quân đội Đức Quốc xã đã tạm thời chấm dứt được đà rút lui liên tục sau những thất bại hồi mùa hè năm 1944 trên cả Mặt trận Xô-ĐứcMặt trận phía Tây. Tuy nhiên, đến cuối tháng 10 năm 1944, tiềm lực quân sự của nước Đức Quốc xã đã bị phân tán trên cả ba chiến trường Đông Âu, Tây Âu và mặt trận Ý. Những lực lượng dự bị của quân Đức đã được huy động tối đa để ngăn chặn các chiến dịch tấn công của quân đội Liên Xô và đồng minh Anh-Mỹ-Pháp để bảo vệ biên giới nước Đức từ xa.

Mặt trận phía Tây, quân đồng minh phương Tây đã vượt qua tuyến phòng thủ Siegfried và bắt đầu tác chiến trên vùng biên giới nước Đức. Trong tháng 9 và tháng 10 năm 1944, các Cụm tập đoàn C và D (Đức) liên tiếp để mất ba trung tâm phòng ngự quan trọng tại cảng Antwerp, các thành phố AachenLorraine. Đến tháng 11 năm 1944 thì một loạt cứ điểm ở phía Tây sông Rhein như Belfort, MulhouseStrasbourg rơi vào tay quân Đồng Minh. Tháng 12 năm 1944, quân đồng minh Anh - Mỹ - Pháp đã có mặt ở bờ Tây sông Rhine. Cuối tháng 12 năm 1944, quân Đức cố gắng mở Chiến dịch phản công ArdennesChiến dịch phản công Alsace nhưng cũng chỉ đạt được kết quả tạm thời cầm chân quân đội đồng minh phương Tây tại biên giới phía Tây nước Đức đến đầu tháng 2 năm 1945. Ngoài ra, lãnh thổ nước Đức, đặc biệt là các trung tâm công nghiệp và các thành phố lớn, kể cả Berlin, thường xuyên bị không quân Đồng Minh Anh-Mỹ oanh tạc.

Ở Đông Âu, quân đội Đức Quốc xã phải đối phó với hai gọng kìm tấn công của Hồng quân Liên Xô tại các mặt trận Ba LanHungary. Cũng như hai hướng ArdennesAlsacemặt trận phía Tây, đây cũng là hai hướng chiến lược sinh tử đối với nước Đức Quốc xã ở mặt trận phía Đông. Tại hướng Đông, quân đội Đức Quốc xã tạm thời cầm chân được quân đội Liên Xô trên tuyến sông Wisla nhưng lại để mất ưu thế chiến lược trên vùng Pribaltic. Tại hướng Đông Nam, sau khi quân đội Đức Quốc xã liên tiếp thua trận tại Romania, Bulgaria, Nam Tư, phải rút quân khỏi Hy Lạp và Albania thì Budapest và toàn bộ tuyến phòng thủ Tisza - Danube là những chốt chặn cuối cùng ngăn cản quân đội Liên Xô tiến đến miền Nam nước Đức. Mặc dù một số chiến dịch phản công của quân Đức có thể làm chậm đà tấn công của quân đội Liên Xô nhưng xét cả về thế và lực, quân đội Đức Quốc xã không những không có ưu thế về binh lực mà còn luôn ở thế bị động đối phó.

Chính trị

Từ cuối năm 1944, các đồng minh của chế độ Quốc xã như Romania, Bulgaria đều lần lượt chuyển sang "phía bên kia" hoặc tuyên bố trung lập và rút khỏi chiến tranh như Phần Lan. Cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư kết thúc thắng lợi đã tước đi của nước Đức Quốc xã một vùng chiếm đóng rộng lớn ở Tây Balkan khả dĩ có thể che chắn từ phía Nam cho vùng công nghiệp dầu mỏ Hungary, một trong những nguồn nhiên liệu lỏng quan trọng cuối cùng mà nước Đức Quốc xã còn nắm giữ. Đồng minh Benito Mussolini của Hitler mặc dù được giải cứu và đưa về Milan để đóng đô nhưng thực chất chỉ còn là một chính phủ bù nhìn không có thực quyền, không có quân đội và không được một ai ngoài nước Đức Quốc xã công nhận. Trong khi đó, gánh nặng quân sự và kinh tế của nước Đức Quốc xã càng thêm nặng nề khi phải chống đỡ cho đồng minh Phát xít Ý giờ đây chỉ còn là một cái xác không hồn.

Từ ngày 4 tháng 11 năm 1944 đến tháng 2 năm 1945, Hội nghị tam cường đồng minh họp tại Yalta đã bàn đến tương lai của nước Đức sau khi thanh toán xong chế độ Quốc xã. Mặc dù còn không ít những điểm bất đồng trong việc phân chia ảnh hưởng trên thế giới và ở châu Âu nhưng có một điều chắc chắn là về nguyên tắc, các đồng minh Anh, Mỹ, Liên Xô đều nhất trí rằng phải thủ tiêu chế độ của Hitler và biến nước Đức trở thành một nước dân chủ, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa. Thế nhưng, trước kết cục cáo chung, Đảng Quốc xã Đức và cá nhân Hitler vẫn sẵn sàng huy động hết mọi tiềm lực hiện có để chống giữ kịch liệt hơn và kết hợp các chiến dịch quân sự với những cố gắng ngoại giao và tuyên truyền nhằm chia rẽ khối đồng minh chống phát xít, đặc biệt là chia rẽ Anh - Mỹ với Liên Xô để có thể duy trì chế độ Quốc xã sau khi chiến tranh kết thúc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Budapest http://books.google.be/books?id=cLY1z-XLd_IC&pg=PR... http://books.google.com/books?id=NilW70Yol74C http://books.google.com/books?id=tAOgAAAAMAAJ http://www.youtube.com/watch?v=S7tYf2zUNqc http://www.youtube.com/watch?v=SO_JT_x8CbI http://www.youtube.com/watch?v=gGgOviJ_Pzk http://www.youtube.com/watch?v=hzuhjW9HSx0 http://muse.jhu.edu/journals/past_and_present/v188... http://www.piter.fm/artist/%D0%BC%D0%B0%D1%80%D0%B... http://cadmus.iue.it/dspace/bitstream/1814/2599/1/...